Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 11 19, 2017

ĐỊnh nghĩa và mục đích của kiểm thử phần mềm

Định nghĩa kiểm thử phần mềm: Software testing là quá trình sử dụng để đưa ra nhận xét chương trình phần mềm được xây dựng đúng chức năng, đủ chức năng. Ngoài ra kiểm thử phần mềm còn dử dụng để đánh giá mức độ an toàn và hiệu năng của chương trình. Mục đích của kiểm thử phần mềm: - Đảm bảo chương trình được phát triển đúng với yêu cầu của khách hàng - Tìm ra lỗi - Thực hiện test lần cuối để đảm bảo phần mềm đến tay khách hàng được đảm bảo chất lượng Khi nào bắt đầu kiểm thử: Bắt đầu sớm nhất có thể, ngay khi dự án bắt đầu Bởi vì các lỗi phát hiện muộn sẽ tốn nhiều chi phí khắc phục hơn các lỗi phát hiện sớm trong quá trình xây dựng phần mềm. Phát hiện lỗi ở giai đoạn requirement là tốn it chi phí nhất. Lọt lỗi ở giai đoạn requirement lại là nghiêm trọng nhất, do lỗi sai requirement -> code sai -> test sai -> phần mềm hoạt động sai -> chi phí làm lại mất nhiều cả thời gian làm lại.

Quy trình phát triển phần mềm

Hình ảnh
Software developer process of life cycle Là quá trình nhằm đảm bảo việc xây dựng được chương trình có chất lượng. Trải qua 5 giai đoạn chính, bắt đầu từ khi phân tích và kết thúc ở giai đoạn bàn giao và bảo trì. Trong đó: - Analysis: Giai đoạn thu thập thông tin từ khách hàng, viết tài liệu kĩ thuật dựa trên các thông tin khách hàng cung cấp. - Design: Viết tài liệu mức high level (định nghĩa các function phải làm và expected point. Sau đó chi tiết hóa document thành một bản hoàn chỉnh có thể đưa cho các member khác dùng. - Development: Là giai đoạn các coder bắt đầu viết code sử dụng các ngôn ngữ như java, php, dot net, .... - Testing: Sau khi code xong, bàn giao lại sản phẩm cho tester test và tìm lỗi. Kiểm tra xem phần mềm có đúng requirement không, có đáp ứng được yêu cầu của khách hàng không? - Release and maintainace: Sau khi tester đã test xong, đảm bảo sản phẩm đã đủ chất lượng đưa vào sử dụng sẽ cho deploy lên môi trường thật. Và chạy thử,

Sơ đồ tổ chức dự án

Hình ảnh
Giới thiệu về sơ đồ tổ chức dự án cơ bản Tùy vào từng dự án mà có cơ cấu số người tham gia dự án. Dự án nhỏ thì chỉ cần team leader, khoảng 1,2 coder, 1 tester. Dự án lớn có thể chục người hoặc thậm chí cả công ty cùng tham gia 1 dự án -> thường là hệ thống maintain. Trong đó  - Project Manager: Trưởng dự án, gọi tắt là PM  - Business Analysts: Gọi tắt là BA, là người chuyên phân tích yêu cầu, nắm được yêu cầu của khách, chi tiết hóa yêu cầu thành tài liệu yêu cầu hay gọi là Requirement.  - Developer hay coder: Mã hóa yêu cầu thành ngôn ngữ máy tính -> máy tính hiểu và hoạt động như mong muốn. Hay nói nhanh gọn là người lập trình ra phần mềm.  - Customer: Khách hàng, là người đưa ra mong muốn, yêu cầu về phần mềm, là người cuối cùng accept phần mềm và quyết định có đưa vào sử dụng hay không. Hay nói cách khác là người trả lương cho cả đội : )))  - Quality Assurance: Gọi tắt là QA, là người đảm bảo chất lượng sản phẩm, quản lý quy trình phần mềm, đảm bảo chất lượng