Các định nghĩa(tiếp)
- Định nghĩa:
Việc kiểm nghiệm là quá trình thực thi một chương trình với mục đích là tìm ra lỗi.
(Glen Myers)
Giải thích theo mục đích:
Việc thử nghiệm hiển nhiên là nói đến các lỗi (error), sai sót (fault), hỏng hóc (failure)
hoặc các hậu quả (incident). Một phép thử là một cách chạy phần mềm theo các
trường hợp thử nghiệm với mục tiêu là:
Tìm ra sai sót.
Giải thích sự hoạt động chính xác.
(Paul Jorgensen)
Các thuật ngữ:
Lỗi (Error)
Là các lỗi lầm do con người gây ra.
Sai sót (Fault):
Sai sót gây ra lỗi. Có thể phân loại như sau:
Sai sót do đưa ra dư thừa – chúng ta đưa một vài thứ không chính
xác vào mô tả yêu cầu phần mềm.
Sai sót do bỏ sót – Người thiết kế có thể gây ra sai sót do bỏ sót, kết
quả là thiếu một số phần đáng ra phải có trong mô tả yêu cầu phần
mềm.
Hỏng hóc (Failure):
– Xảy ra khi sai sót được thực thi. (Khi thực thi chương trình tại các nơi
bị sai thì sẽ xảy ra trạng thái hỏng hóc).
Kết quả không mong đợi, hậu quả (Incident)
– Là những kết quả do sai sót đem đến. Hậu quả là các triệu chứng liên
kết với một hỏng hóc và báo hiệu cho người dùng biết sự xuất hiện của
hỏng hóc.
Trường hợp thử (Test case)
– Trường hợp thử được liên kết tương ứng với hoạt động của chương
trình. Một trường hợp thử bao một một tập các giá trị đầu vào và một
danh sách các kết quả đầu ra mong muốn.
Thẩm tra (Verification)
– Thẩm tra là tiến trình nhằm xác định đầu ra của một công đoạn trong
việc phát triển phần mềm phù hợp với công đoạn trước đó.
Xác nhận (Validation)
– Xác nhận là tiến trình nhằm chỉ ra toàn hệ thống đã phát triển xong phù
hợp với tài liệu mô tả yêu cầu.
So sánh giữa Thẩm tra và Xác nhận:
Thẩm tra: thẩm tra quan tâm đến việc ngăn chặn lỗi giữa các công đoạn.
Xác nhận: xác nhận quan tâm đến sản phẩm cuối cùng không còn lỗi.
Vòng đời của việc kiểm nghiệm (testing life cycle):
Bảng dưới đây mô tả các công đoạn phát triển một phần mềm và cách khắc phục lỗi.
Lỗi có thể xảy ra trong tất cả các công đoạn từ “Mô tả yêu cầu”, “Thiết kế” đến “Lập
trình”.
Từ công đoạn này chuyển sang công đoạn khác thường nảy sinh các sai sót (do dư thừa
hoặc thiếu theo mô tả yêu cầu).
Đến công đoạn kiểm nghiệm chúng ta sẽ phát hiện ra các hậu quả (các kết quả không mong
muốn).
Quá trình sửa lỗi bao gồm “phân loại lỗi”, “cô lập lỗi” (tìm ra nguyên nhân và nơi gây lỗi),
đề ra “giải pháp sửa lỗi” và cuối cùng là khắc phục lỗi.
Phân loại kiểm nghiệm:
Có 2 mức phân loại:
Một là phân biệt theo mức độ chi tiết của các bộ phận hợp thành phần mềm.
– Mức kiểm tra đơn vị (Unit)
– Mức kiểm tra hệ thống (System)
– Mức kiểm tra tích hợp (Integration)
Cách phân loại khác là dựa trên phương pháp thử nghiệm (thường dùng ở mức
kiểm tra đơn vị)
– Kiểm nghiệm hộp đen (Black box testing) dùng để kiểm tra chức năng.
– Kiểm nghiệm hộp trắng (White box testing) dùng để kiểm tra cấu trúc.
Hình bên dưới biểu diễn sự tương quan của “các tiêu chí chất lượng phần mềm”, “mức độ
chi tiết đơn vị” và “phương pháp kiểm nghiệm”
Sự tương quan giữa các công đoạn xây dụng phần mềm và loại kiểm
nghiệm: Mô hình chữ V
Mô hình này nhằm giải thích sự tương quan giữa các công đoạn xây dựng phần mềm và
các loại kiểm nghiệm. Ở mỗi công đoạn xây dựng phần mềm sẽ tương ứng với một loại
kiểm nghiệm và cần có một hồ sơ kiểm nghiệm tương ứng được thành lập để phục vụ cho
việc kiểm nghiệm.
Ví dụ:
- Công đoạn: Yêu cầu phần mềm(requiements); Loại kiểm nghiệm: Kiểm nghiệm
chấp nhận (acceptance test); Hồ sơ: hồ sơ kiểm nghiệm chấp nhận (acceptance test
spec).
- Công đoạn: Mô tả chi tiết phần mềm (specification); Loại kiểm nghiệm: Kiểm
nghiệm hệ thống(system test); Hồ sơ: hồ sơ kiểm nghiệm hệ thống (system test
spec).
- Công đoạn: Hồ sơ kiến trúc (architecture spec); Loại kiểm nghiệm: Kiểm nghiệm
tích hợp (integration test); Hồ sơ: hồ sơ kiểm nghiệm tích hợp (integration test
spec).
- Công đoạn: Thiết kế chi tiết (detailed design); Loại kiểm nghiệm: Kiểm nghiệm
khối (module test); Hồ sơ: hồ sơ kiểm nghiệm khối (module test spec).
- Công đoạn: Viết mã (implementation code); Loại kiểm nghiệm: Kiểm nghiệm
đơn vị (unit test); Hồ sơ: hồ sơ kiểm nghiệm đơn vị (unit test spec).
Sơ lượt các kỹ thuật và công đoạn kiểm nghiệm:
Các kỹ thuật và công đoạn kiểm nghiệm có thể chia như sau:
Kiểm nghiệm tầm hẹp: kiểm nghiệm các bộ phận riêng rẽ.
– Kiểm nghiệm hộp trắng (White box testing)
– Kiểm nghiệm hộp đen (Black box testing)
Kiểm nghiệm tầm rộng:
– Kiểm nghiệm bộ phận (Module testing): kiểm nhiệm một bộ phận riêng
rẽ.
– Kiểm nghiệm tích hợp (Itegration testing): tích hợp các bộ phận và hệ
thống con.
– Kiểm nghiệm hệ thống (System testing): kiểm nghiệm toàn bộ hệ thống.
– Kiểm nghiệm chấp nhận (Acceptance testing): thực hiện bởi khách
hàng.
Các loại kiểm nghiệm tầm hẹp:
Các loại kiểm nghiệm này đựơc thực hiện để kiểm nghiệm đến các đơn vị (unit) hoặc các
khối chức năng (module).
Kiểm nghiệm hộp trắng (white-box testing)
Còn gọi là kiểm nghiệm cấu trúc. Kiểm nghiệm theo cách này là loại kiểm nghiệm sử dụng
các thông tin về cấu trúc bên trong của ứng dụng. Việc kiểm nghiệm này dựa trên quá trình
thực hiện xây dựng phần mềm.
Tiêu chuẩn của kiểm nghiệm hộp trắng phải đáp ứng các yêu cầu như sau:
Bao phủ dòng lệnh: mỗi dòng lệnh ít nhất phải được thực thi 1 lần
Bao phủ nhánh: mỗi nhánh trong sơ đồ điều khiển (control graph) phải được đi
qua một lần.
Bao phủ đường: tất cả các đường (path) từ điểm khởi tạo đến điểm cuối cùng
trong sơ đồ dòng điều khiển phải được đi qua.
Kiểm nghiệm hộp đen (black-box testing)
Còn gọi là kiểm nghiệm chức năng. Việc kiểm nghiệm này được thực hiện mà không cần
quan tâm đến các thiết kế và viết mã của chương trình. Kiểm nghiệm theo cách này chỉ
quan tâm đến chức năng đã đề ra của chương trình. Vì vậy kiểm nghiệm loại này chỉ dựa
vào bản mô tả chức năng của chương trình, xem chương trình có thực sự cung cấp đúng
chức năng đã mô tả trong bản chức năng hay không mà thôi.
Kiểm nghiệm hộp đen dựa vào các định nghĩa về chức năng của chương trình. Các trường
hợp thử nghiệm (test case) sẽ được tạo ra dựa nhiều vào bản mô tả chức năng chứ không
phải dựa vào cấu trúc của chương trình.
Vấn đề kiểm nghiệm tại biên:
Kiểm nghiệm biên (boundary) là vấn đề được đặt ra trong cả hai loại kiểm nghiệm hộp đen
và hộp trắng. Lý do là do lỗi thường xảy ra tại vùng này.
Ví dụ:
if x > y then S1 else S2
Với điều kiện bao phủ, chỉ cần 2 truờng hợp thử là x>y và x<=y.
Với kiểm nghiệm đường biên thì kiểm tra với các trường hợp thử là x>y, x<y, x=y
Việc kiểm nghiệm là quá trình thực thi một chương trình với mục đích là tìm ra lỗi.
(Glen Myers)
Giải thích theo mục đích:
Việc thử nghiệm hiển nhiên là nói đến các lỗi (error), sai sót (fault), hỏng hóc (failure)
hoặc các hậu quả (incident). Một phép thử là một cách chạy phần mềm theo các
trường hợp thử nghiệm với mục tiêu là:
Tìm ra sai sót.
Giải thích sự hoạt động chính xác.
(Paul Jorgensen)
Các thuật ngữ:
Lỗi (Error)
Là các lỗi lầm do con người gây ra.
Sai sót (Fault):
Sai sót gây ra lỗi. Có thể phân loại như sau:
Sai sót do đưa ra dư thừa – chúng ta đưa một vài thứ không chính
xác vào mô tả yêu cầu phần mềm.
Sai sót do bỏ sót – Người thiết kế có thể gây ra sai sót do bỏ sót, kết
quả là thiếu một số phần đáng ra phải có trong mô tả yêu cầu phần
mềm.
Hỏng hóc (Failure):
– Xảy ra khi sai sót được thực thi. (Khi thực thi chương trình tại các nơi
bị sai thì sẽ xảy ra trạng thái hỏng hóc).
Kết quả không mong đợi, hậu quả (Incident)
– Là những kết quả do sai sót đem đến. Hậu quả là các triệu chứng liên
kết với một hỏng hóc và báo hiệu cho người dùng biết sự xuất hiện của
hỏng hóc.
Trường hợp thử (Test case)
– Trường hợp thử được liên kết tương ứng với hoạt động của chương
trình. Một trường hợp thử bao một một tập các giá trị đầu vào và một
danh sách các kết quả đầu ra mong muốn.
Thẩm tra (Verification)
– Thẩm tra là tiến trình nhằm xác định đầu ra của một công đoạn trong
việc phát triển phần mềm phù hợp với công đoạn trước đó.
Xác nhận (Validation)
– Xác nhận là tiến trình nhằm chỉ ra toàn hệ thống đã phát triển xong phù
hợp với tài liệu mô tả yêu cầu.
So sánh giữa Thẩm tra và Xác nhận:
Thẩm tra: thẩm tra quan tâm đến việc ngăn chặn lỗi giữa các công đoạn.
Xác nhận: xác nhận quan tâm đến sản phẩm cuối cùng không còn lỗi.
Vòng đời của việc kiểm nghiệm (testing life cycle):
Bảng dưới đây mô tả các công đoạn phát triển một phần mềm và cách khắc phục lỗi.
Lỗi có thể xảy ra trong tất cả các công đoạn từ “Mô tả yêu cầu”, “Thiết kế” đến “Lập
trình”.
Từ công đoạn này chuyển sang công đoạn khác thường nảy sinh các sai sót (do dư thừa
hoặc thiếu theo mô tả yêu cầu).
Đến công đoạn kiểm nghiệm chúng ta sẽ phát hiện ra các hậu quả (các kết quả không mong
muốn).
Quá trình sửa lỗi bao gồm “phân loại lỗi”, “cô lập lỗi” (tìm ra nguyên nhân và nơi gây lỗi),
đề ra “giải pháp sửa lỗi” và cuối cùng là khắc phục lỗi.
Phân loại kiểm nghiệm:
Có 2 mức phân loại:
Một là phân biệt theo mức độ chi tiết của các bộ phận hợp thành phần mềm.
– Mức kiểm tra đơn vị (Unit)
– Mức kiểm tra hệ thống (System)
– Mức kiểm tra tích hợp (Integration)
Cách phân loại khác là dựa trên phương pháp thử nghiệm (thường dùng ở mức
kiểm tra đơn vị)
– Kiểm nghiệm hộp đen (Black box testing) dùng để kiểm tra chức năng.
– Kiểm nghiệm hộp trắng (White box testing) dùng để kiểm tra cấu trúc.
Hình bên dưới biểu diễn sự tương quan của “các tiêu chí chất lượng phần mềm”, “mức độ
chi tiết đơn vị” và “phương pháp kiểm nghiệm”
Sự tương quan giữa các công đoạn xây dụng phần mềm và loại kiểm
nghiệm: Mô hình chữ V
Mô hình này nhằm giải thích sự tương quan giữa các công đoạn xây dựng phần mềm và
các loại kiểm nghiệm. Ở mỗi công đoạn xây dựng phần mềm sẽ tương ứng với một loại
kiểm nghiệm và cần có một hồ sơ kiểm nghiệm tương ứng được thành lập để phục vụ cho
việc kiểm nghiệm.
Ví dụ:
- Công đoạn: Yêu cầu phần mềm(requiements); Loại kiểm nghiệm: Kiểm nghiệm
chấp nhận (acceptance test); Hồ sơ: hồ sơ kiểm nghiệm chấp nhận (acceptance test
spec).
- Công đoạn: Mô tả chi tiết phần mềm (specification); Loại kiểm nghiệm: Kiểm
nghiệm hệ thống(system test); Hồ sơ: hồ sơ kiểm nghiệm hệ thống (system test
spec).
- Công đoạn: Hồ sơ kiến trúc (architecture spec); Loại kiểm nghiệm: Kiểm nghiệm
tích hợp (integration test); Hồ sơ: hồ sơ kiểm nghiệm tích hợp (integration test
spec).
- Công đoạn: Thiết kế chi tiết (detailed design); Loại kiểm nghiệm: Kiểm nghiệm
khối (module test); Hồ sơ: hồ sơ kiểm nghiệm khối (module test spec).
- Công đoạn: Viết mã (implementation code); Loại kiểm nghiệm: Kiểm nghiệm
đơn vị (unit test); Hồ sơ: hồ sơ kiểm nghiệm đơn vị (unit test spec).
Sơ lượt các kỹ thuật và công đoạn kiểm nghiệm:
Các kỹ thuật và công đoạn kiểm nghiệm có thể chia như sau:
Kiểm nghiệm tầm hẹp: kiểm nghiệm các bộ phận riêng rẽ.
– Kiểm nghiệm hộp trắng (White box testing)
– Kiểm nghiệm hộp đen (Black box testing)
Kiểm nghiệm tầm rộng:
– Kiểm nghiệm bộ phận (Module testing): kiểm nhiệm một bộ phận riêng
rẽ.
– Kiểm nghiệm tích hợp (Itegration testing): tích hợp các bộ phận và hệ
thống con.
– Kiểm nghiệm hệ thống (System testing): kiểm nghiệm toàn bộ hệ thống.
– Kiểm nghiệm chấp nhận (Acceptance testing): thực hiện bởi khách
hàng.
Các loại kiểm nghiệm tầm hẹp:
Các loại kiểm nghiệm này đựơc thực hiện để kiểm nghiệm đến các đơn vị (unit) hoặc các
khối chức năng (module).
Kiểm nghiệm hộp trắng (white-box testing)
Còn gọi là kiểm nghiệm cấu trúc. Kiểm nghiệm theo cách này là loại kiểm nghiệm sử dụng
các thông tin về cấu trúc bên trong của ứng dụng. Việc kiểm nghiệm này dựa trên quá trình
thực hiện xây dựng phần mềm.
Tiêu chuẩn của kiểm nghiệm hộp trắng phải đáp ứng các yêu cầu như sau:
Bao phủ dòng lệnh: mỗi dòng lệnh ít nhất phải được thực thi 1 lần
Bao phủ nhánh: mỗi nhánh trong sơ đồ điều khiển (control graph) phải được đi
qua một lần.
Bao phủ đường: tất cả các đường (path) từ điểm khởi tạo đến điểm cuối cùng
trong sơ đồ dòng điều khiển phải được đi qua.
Kiểm nghiệm hộp đen (black-box testing)
Còn gọi là kiểm nghiệm chức năng. Việc kiểm nghiệm này được thực hiện mà không cần
quan tâm đến các thiết kế và viết mã của chương trình. Kiểm nghiệm theo cách này chỉ
quan tâm đến chức năng đã đề ra của chương trình. Vì vậy kiểm nghiệm loại này chỉ dựa
vào bản mô tả chức năng của chương trình, xem chương trình có thực sự cung cấp đúng
chức năng đã mô tả trong bản chức năng hay không mà thôi.
Kiểm nghiệm hộp đen dựa vào các định nghĩa về chức năng của chương trình. Các trường
hợp thử nghiệm (test case) sẽ được tạo ra dựa nhiều vào bản mô tả chức năng chứ không
phải dựa vào cấu trúc của chương trình.
Vấn đề kiểm nghiệm tại biên:
Kiểm nghiệm biên (boundary) là vấn đề được đặt ra trong cả hai loại kiểm nghiệm hộp đen
và hộp trắng. Lý do là do lỗi thường xảy ra tại vùng này.
Ví dụ:
if x > y then S1 else S2
Với điều kiện bao phủ, chỉ cần 2 truờng hợp thử là x>y và x<=y.
Với kiểm nghiệm đường biên thì kiểm tra với các trường hợp thử là x>y, x<y, x=y
Nhận xét
Đăng nhận xét